Bong gân là một trong các chấn thương bóng đá thường xảy ra nhưng nhiều người thường mắc sai lầm khi điều trị bong gân. Hãy cùng chỉ ra đó là những sai lầm nào nhé!

1.Làm thế nào để nhận biết bong gân?

Bong gân, trật khớp có thể xảy ra ở tất cả các khớp nhưng thường gặp ở khớp cổ chân, khớp gối, khớp cổ tay và khớp vai. Bong gân, trật khớp thường là hậu quả của những chấn thương đột ngột, gắng sức do cơ chế chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp vào vùng khớp gây ra.

Sai lầm khi điều trị bong gân và điều nên làm khi bị bong gân

Biểu hiện của bong gân rất thay đổi, tùy thuộc vào độ nặng của tổn thương, các triệu chứng của bong gân thường là đau, sưng, bầm tím, tụ máu vùng khớp, giảm khả năng vận động khớp và chi thể bị tổn thương. Trong trường hợp nặng, bong gân có thể dẫn đến lỏng khớp và mất chức năng của khớp.

2.Những sai lầm khi điều trị bong gân

Bong gân, trật khớp là bệnh nhẹ tự điều trị được

Nhiều người cho rằng bong gân, trật khớp là những thương tích nhẹ, có thể tự điều trị được vì vậy đã không đến bệnh viện thậm chí vẫn cố cử động khớp khiến tình trạng tổn thương khớp nghiêm trọng hơn gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Dùng dầu nóng xoa bóp vùng bong gân, trật khớp

Dùng dầu nóng, rượu ngâm xoa vào vùng chi thể bị bong gân, trật khớp có thể để lại những hậu quả khôn lường vì các tổn thương này nghiêm cấm dùng các chất nóng tác động tại chỗ do những chất này gây chảy máu mạnh hơn, có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp sau này.

Dùng thuốc lá đắp

Điều trị đắp thuốc lá (những phương thức điều trị dân gian chưa được kiểm chứng) có thể để lại những biến chứng và di chứng nặng nề.

Tất cả các biện pháp xử trí bong gân, trật khớp không đúng sẽ làm cho triệu chứng của bệnh kéo dài dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như teo cơ, cứng khớp và mất chức năng của khớp.

>>> Tìm hiểu thêm cách chữa căng cơ háng như thế nào?

3.Những điều nên làm khi bị bong gân

Thứ nhất, để chi thể bị tổn thương được nghỉ ngơi. Trong trường hợp bong gân nhẹ, cần hạn chế vận động khớp bị tổn thương. Nếu tổn thương khớp chi dưới, cần hạn chế đi lại hoặc hỗ trợ đi lại bằng nạng. Nếu tổn thương khớp chi trên, cần tránh các động tác gây đau cho khớp. Khi người bệnh đỡ đau có thể nhẹ nhàng tập vận động trở lại.

Thứ hai, nên chườm lạnh. Sử dụng túi chườm lạnh để thực hiện chườm lạnh cho vùng khớp bị thương tổn. Chườm lạnh cần được thực hiện càng sớm càng tốt ngay sau khi bị chấn thương, trong khoảng 15-30 phút, 4-8 lần mỗi ngày trong vòng 48 giờ đầu hoặc cho đến khi thấy đỡ sưng nề. Nếu sử dụng đá để chườm, cần tránh chườm một vị trí trong thời gian quá lâu gây bỏng lạnh phần mềm.

Thứ ba, cần băng ép vùng khớp bị thương tổn. Sử dụng băng chun để thực hiện băng ép. Băng ép quá chặt sẽ gây khó chịu cho người bệnh nhưng cũng không quá lỏng thì mới hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ của kienthucgioitinh.com.vn về những sai lầm khi điều trị bong gân, hy vọng bạn đã có cho mình kiến thức bổ ích rồi nhé!