Tiêm phòng trước khi mang thai à một bước quan trọng trong việc giúp cho bạn và thai nhi khỏe mạnh. Việc tiêm phòng trước khi mang thai giúp bảo vệ em bé khỏi một số bệnh trong vài tháng đầu sau khi sinh.

1. Vì sao phụ nữ cần tiêm phòng trước khi mang thai?

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch sẽ tự nhiên suy giảm, cơ thể dễ bị tấn công bởi những bệnh nguy hiểm và có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng xảy ra với thai nhi.

Thực hiện biện pháp phòng ngừa trước mang thai sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho bản thân và em bé khi cơ thể không may bị tấn công bởi các bệnh nguy hiểm này. Tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi mang thai là một biện pháp chủ động giúp bảo vệ sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Nhiều phụ nữ cần tìm hiểu những loại vắc xin nào cần được tiêm phòng trước khi mang thai và thời gian bảo vệ của các loại vắc xin là bao lâu để chuẩn bị sẵn sàng tiêm chủng.

Việc tiêm phòng trước mang thai không chỉ bảo vệ sức khỏe người mẹ mà còn cung cấp cho trẻ sơ sinh một lượng kháng thể (miễn dịch) ngắn hạn để bảo vệ bé trong những năm tháng đầu đời, khi bé chưa đủ tuổi để có thể chủng ngừa vắc xin.

cac-loai-vacccine-tiem-phong-truoc-khi-mang-thai-me-can-luu-y
Các loại vacccine tiêm phòng trước khi mang thai mẹ cần lưu ý

2. Danh sách loại vắc-xin nên tiêm phòng trước khi mang thai

Vắc-xin Rubella: giúp phòng tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ do virus sởi, quai bị hay Rubella gây ra. Phụ nữ nên chủ động tiêm mũi này trước khi mang thai 3 tháng.

Vắc-xin ngừa sởi: Nếu mắc bệnh sởi khi mang thai sẽ dẫn đến nguy cơ dị dạng thai nhi cao. Ngoài ra phụ nữ bị sởi khi mang thai có thể sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.

Vắc-xin ngừa quai bị: Virus quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng và phá hủy dần tế bào trứng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ.

Vắc-xin cúm: Cảm cúm thông thường sẽ không gây ra biến chứng đặc biệt nhưng khi mang thai sẽ có nguy cơ dẫn tới các dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là khi mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vắc-xin cúm nên được tiêm trước khi mang thai 1 tháng.

Vắc-xin thủy đậu: Kể cả đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ, phụ nữ cũng nên tiêm thêm mũi tăng cường trước khi mang thai khoảng 3 tháng.

Mời các mẹ xem thêm cách dạy con trai bướng bỉnh nếu như con trai bạn đang tỏ ra không biết nghe lời và quá nghịch ngợm.

Vắc-xin ngừa viêm gan siêu vi B: Virus này có thể lây truyền thông qua máu và dịch cơ thể. Cả 2 vợ chồng đều nên tiêm phòng trước mang thai tổng cộng 3 mũi, tiêm trong vòng 4 tháng.

Vắc-xin ngừa virus viêm gan A: Tuy không gây bệnh viêm gan mãn tính nhưng trong giai đoạn cấp tính có tỷ lệ tử vong cao hơn. Bệnh không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng nguy hiểm cho thai phụ nên cũng cần tiêm phòng trước mang thai.

Vắc-xin ngừa uốn ván: Bệnh uốn ván có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên được tiêm vắc-xin ngừa uốn ván trước khi có thai hoặc vào tuần 27 đến 36 của thai kỳ. Thời điểm tiêm phòng bắt buộc là trước 3-6 tháng thụ thai.

Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung: Với phụ nữ dưới 26 tuổi thì được khuyến nghị nên tiêm phòng trước mang thai vắc-xin ngừa virus HPV. Liệu trình tiêm gồm 3 mũi theo phác đồ 0,1,6 tháng hoặc 0,2,6 tháng tùy theo loại vắc-xin lựa chọn.

Nếu không kịp tiêm phòng trước mang thai thì có tiêm phòng trong thời kỳ mang thai được không?

Hầu hết các vắc xin dạng virus còn sống, chỉ bị làm yếu đi thì bác sĩ đều khuyên nên tiêm trước khi mẹ mang thai ít nhất 1 tháng để tránh trường hợp xấu xảy ra là dù virus bị làm yếu đi vẫn gây bệnh cho mẹ. Bởi thế, những vắc xin được khuyến cáo nên tiêm trước khi mang thai không nên tiêm trong thời kỳ mang thai.

Vắc xin tiêm phòng trong thời kỳ mang thai: Vắc xin ngừa uốn ván. Uốn ván có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh, do đó phụ nữ trong tuổi sinh sản cần được tiêm vắc xin ngừa uốn ván trước khi mang thai hoặc tuần thai 27 – 36.

Ngoài ra, để trang bị đầy đủ các kiến thức làm cha mẹ, nuôi dạy con cái, mời bạn xem các thông tin hữu ích được cập nhật thường xuyên trên trang web mẹ yêu bé.