Y học hiện đại vẫn chưa tìm ra câu trả lời thuyết phục về nguyên nhân của bệnh lạc nội mạc tử cung. Nhiều ý kiến cho rằng bệnh xuất phát từ tác động bất thường của estrogen hay progesterone lên nội mạc tử cung hoặc trong một thời gian dài chịu ảnh hưởng của chất độc hóa học mang tên dioxin. Cùng chuyên mục dinh dưỡng cho bà bầu tìm hiểu điều này nhé
Lạc nội mạc tử cung là gì?
Trước tiên, đây là bệnh lý có tính duy truyền và ảnh hưởng tới khả năng mang thai của chị em phụ nữ. Lạc nội mạc tử cung được định nghĩa là do sự rối loạ bên trong tử cung, khi lớp lót bên trong của tử cung lại không nằm trong tử cung, mà ra ngoài tới buồng trứng, bàng quang hay trực tràng.
Triệu chứng của lạc nội mạc tử cung

Có nhiều triệu chứng do lạc nội mạc tử cung gây ra. Ở một số người triệu chứng khá rõ ràng, một số khác thì rất mơ hồ. Triệu chứng sẽ khác nhau tuỳ vào giai đoạn nào của chu kì kinh, ví dụ giai đoạn rụng trứng hoặc giai đoạn có kinh.

Đau vùng chậu lắt nhắt
Đau khi quan hệ tình dục
Bón, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy
Ra nhiều kinh, có cục máu đông, chu kì kinh thất thường
Cảm thấy đuối sức, mệt mỏi, thiếu năng lượng
Thai ngoài tử cung hoặc vô sinh
Đau lưng và cảm giác nặng chì ở lưng
Đau hậu môn
Khó chịu khi tiểu, có thể có máu trong nước tiểu
Đau giữa kì kinh, thường liên quan lúc rụng trứng (*)
Vấn đề tiêu hóa

Có thể bạn quan tâm: Cách cho con bú khoa học

Đau bụng, táo bón, tiêu chảy là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này xấu đi trong kỳ kinh nguyệt, đó có thể đó là dấu hiệu của sự hình thành nội mạc tử cung trong hệ thống tiêu hóa. Bệnh lạc nội mạc tử cung có thể gây các triệu chứng mà ngay cả bác sĩ phụ khoa cũng không nghĩ đến. Các chắc chắn nhất để phân biệt giữa hội chứng ruột kích thích và bệnh lạc nội mạc tử cung là tiến hành nội soi ổ bụng để lấy mẫu mô từ vùng bị ảnh hưởng và làm xét nghiệm đối với tế bào nội mạc tử cung.

Đau thân trên hoặc đau tức khi thở

Tế bào nội mạc tử cung có thể di chuyển đến bất cứ phần cơ thể nào. Ngoài vị trí bình thường trong khoang bụng, các tế bào có thể xuất hiện ở cánh tay, đùi và thậm chí là cơ hoành. Khi cơ hoành bị tổn thương, bạn sẽ cảm thấy cực kỳ đau đớn khi thở và cử động cánh tay cùng phần thân trên trong kỳ kinh nguyệt.