Nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: Ngược với suy nghĩ của nhiều người, bà bầu ăn mít chẳng những không gây nóng mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu và góp phần hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, đó là khi bầu ăn uống đúng cách…
Có một “ngoại hình” không bắt mắt, nhưng theo các chuyên gia, giá trị dinh dưỡng mà quả mít mang lại vô cùng to lớn, nhất là với các mẹ bầu. Đây cũng là một trong số ít những loại trái cây có hàm lượng vitamin nhóm B khá cao, bao gồm vitamin B6, niacin, riboflavin, và axít folic. Không dừng lại ở đó, bà bầu ăn mít còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe mẹ và bé. Đừng bỏ qua mẹ nhé!
Giúp tăng cường hoạt động tiêu hóa

Mít chứa rất nhiều chất xơ, vì vậy chúng giúp ngăn ngừa táo bón và đi tiêu dễ dàng hơn. Loại chất xơ này cũng có tác dụng loại bỏ các màng nhầy bám ở ruột, từ đó giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột già (đại tràng).

Có công dụng trị cao huyết áp cho các mẹ bầu

Kali chứa trong mít được chứng minh là có tác dụng hạ huyết áp.Trung bình cứ 100g mít sẽ cung cấp khoảng 303 milligram kali, có tác dụng làm giảm mức huyết áp của cơ thể. Do đó, các mẹ bầu nên ăn mít để góp phần duy trì mức huyết áp trong tầm kiểm soát, nhất là những mẹ có tiền sử cao huyết áp. Ngoài ra, bà bầu ăn mít cũng giúp ngăn ngừa bệnh tim và hạn chế nguy cơ bị đột quỵ.
Tác dụng phụ của ăn mít trong thai kỳ

Xem thêm: Tuyệt chiêu cho con bú đúng cách
Dù mít nhiều dưỡng chất nhưng nó vẫn có một số tác dụng phụ với bà bầu:
1. Nếu bạn bị dị ứng với mít, bạn nên tránh hoàn toàn ăn mít, dù có đang mang thai hay không.
2. Nếu thích mít và không bị dị ứng, bạn cần phải chắc chắn rằng không ăn mít quá nhiều. Ăn quá nhiều mít có thể dẫn đến rối loạn tiêu hoá, đau, khó chịu bụng vì hàm lượng chất xơ cao.
3. Nếu bị rối loạn máu, ăn mít có thể đẩy nhanh sự đông máu và làm trầm trọng thêm tình trạng của bạn.
4. Mít thậm chí có thể làm thay đổi tỷ lệ glucose ở những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn bị tiểu đường hay dễ bị bệnh này, bạn không nên ăn mít trong khi mang thai.
5. Nếu bạn đang trải qua cấy ghép mô, không tiêu thụ mít trong khi mang thai.