Tổng hợp các trường phái trong văn hóa ẩm thực Trung Quốc mang nét riêng biệt không quốc gia nào có được. Cùng xem điểm đặc sắc trong nền văn hóa ẩm thực sau đây.

Các trường phái trong Văn hóa ẩm thực Trung Quốc

Các món ăn Trung Quốc đều mang nét riêng biệt, có 8 phong cách ẩm thực truyền thống góp phần làm nên sự phong phú và đặc sắc cho nền Văn hóa ẩm thực Trung Hoa đó là:

1. Ẩm thực Sơn Đông – trường phái ẩm thực trung quốc

trường phái trong Văn hóa ẩm thực Trung Hoa

Đệ nhất văn hóa ẩm thực Trung Quốc là trường phái ẩm thực Sơn Đông. Sơn Đông chính là vựa lúa mỳ của Trung Quốc, do nằm ở hạ lưu sông Hoàng Hà, đất đai phì nhiêu màu mỡ mà rau, củ, quả ở đây vô cùng đa dạng và phong phú. Tất cả những điều trên đã tạo nên một nền ẩm thực vô cùng độc đáo.
Những món ăn của trường phái ẩm thực Sơn Đông là các món ăn mang vị nồng đậm, mạnh về rán, nướng, hấp với màu sắc tươi, bắt mắt. Đặc biệt, ở Sơn Đông các món ăn thường được sử dụng nhiều hành, tỏi, nhất là trong các món ăn hải sản. Ốc kho và cá chép chua ngọt là 2 món ăn nổi tiếng của vùng này.

2. Trường phái ẩm thực Trung Quốc: Tứ Xuyên

Ẩm thực Tứ Xuyên Trung Quốc (西川菜系) thường được người Trung Quốc còn gọi là Xuyên Thái (川菜). Đây là trường phái ẩm thực nổi danh và có một nền lịch sử lâu đời ở Trung Hoa.  Ẩm thực Tứ Xuyên gồm hai trường phái: Thành Đô và Trùng Khánh. Khẩu vị chính là mặn cay. Đặc biệt nhắc đến Tứ Xuyên, ắt hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến những món cay trứ danh. Với đặc sản, ba tiêu các món cay Tứ Xuyên có hương vị đặc biệt khó quên với những người đã có dịp thưởng thức. Bên cạnh đó, món ăn Tứ Xuyên còn đòi hỏi sự kết hợp khéo léo giữa ngọt, mặn, chua, đắng, thơm.

Gà nguội với nước sốt cay là một trong những đặc sản nổi tiếng, nhất định phải thưởng thức của Tứ Xuyên. Để chế biến món ăn này, người ta luộc thịt gà rồi tẩm với những gia vị cay. Ngoài ra, còn có một món ngon nổi tiếng khác chính là thịt heo nấu hai lần. Nếu đến thăm nhà người dân nơi đây, họ nhất định sẽ chiêu đãi bạn món ăn độc đáo này.

3. Ẩm thực Quảng Đông – Tuyệt tác của ẩm thực Trung Quốc

Ẩm thực Quảng Đông ảnh hưởng rất nhiều từ cách nấu ăn truyền thống của người Quảng Châu, Triều Châu và Đông Giang. Hơn thế nữa, người dân ở đây còn rất biết học hỏi nền ẩm thực đồ ăn châu Âu để áp dụng vào các món ăn của mình.

Người ta thường ví ẩm thực Quảng Đông nhã nhặn như một vị công tử phong lưu. Các món ăn ở đây rất đa dạng và phong phú. Người dân ở đây thường nấu ăn theo các hình thức như chiên, hầm, kho, nướng,… Đặc biệt, có một cách chế biến rất độc đáo, đó là chao hấp bát úp.

Nền ẩm thực ở vùng đất này là sự chăm chút tỉ mỉ và cẩn thận về hương vị, mùi vị cho đến mỹ vị. Các món ăn phải được chế biến theo mùa: thanh mát về mùa hè và đậm vị vào mùa đông.

Bên cạnh đó, thức ăn phải vừa chín tới chứ không được sống, tươi mà không thô, mỡ nhưng không ngấy và thanh nhưng không nhạt. Chính những sự khó tính này đã tô điểm thêm nét đặc sắc cho ẩm thực Quảng Đông nói riêng và ẩm thực Trung Quốc nói chung.

4. Ẩm thực An Huy

Tương tự như Giang Tô, ẩm thực An Huy cũng được biết đến qua việc sử dụng các nguyên liệu hoang dã và các loại thảo mộc. Ẩm thực An Huy bao gồm ba khu vựa chính là sông Dương Tử, sông Hoàng Hà và miền Nam An Huy, trong đó ẩm thực miền Nam An Huy giữ vai trò chủ chốt với vị mặn, thơm ngon, hương thơm dễ chịu. Món ăn nổi tiếng nhất ở đây chỉnh là Vịt hồ lô.

5. Trường phái Hồ Nam

Trường phái ẩm thực Hồ Nam được hình thành từ thời nhà Hán (năm 206 trước Công nguyên đến năm 221 sau Công nguyên) và phân thành 3 loại: bếp lưu vực Hương Giang, bếp khu vực hồ Động Đình và bếp miền núi Hồ Nam.

Trong đó, bếp lưu vực Hương Giang là đại diện tiêu biểu của trường phái ẩm thực Hồ Nam. Đặc điểm của bếp Hương Giang là món ăn có nhiều thành phần và cách chế biến rất tinh tế. Khẩu vị cơ bản của bếp này là nhiều chất béo, đặc, chua cay, hương vị thơm và nhẹ nhàng. Những thực đơn và nghệ thuật nấu nướng của các đầu bếp Hồ Nam đã được kiểm nghiệm qua 2.000 năm và đã được nâng lên tới mức hoàn thiện.

6. Trường phái Phúc Kiến

Trường phái ẩm thực Phúc Kiến rất đặc biệt bởi sự tinh tế về thực đơn và sự chuẩn bị công phu. Một số thành phần được chế biến theo cách đặc biệt, như: củ cải ở Phúc Kiến thường được thái lát rất mỏng như tờ giấy để dễ dàng trộn với nước xốt. Trường phái Phúc Kiến được hình thành trên cơ sở các bếp của nhiều thành phố như Phúc Châu, Hoan Châu và Hạ Môn. Nguyên liệu chủ yếu trong trường phái ẩm thực Phúc Kiến là hải sản, khi chế biến chú trọng vị ngọt, chua, mặn, thơm, màu đẹp vị tươi.

7. Món ăn Chiết Giang

Trường phái: Gồm các món ăn của Hàng Châu, Ninh Ba, Thiệu Hưng. Nhưng có tiếng tăm nhất là món ăn của Hàng Châu. Đặc điểm: món ăn tươi mềm, thanh đạm, không ngấy. Món ăn có tiếng: tôm nõn Long Tỉnh, cá chép Tây Hồ.

8. Trường phái ẩm thực Giang Tô

Trường phái ẩm thực Giang Tô

Giang Tô không chỉ là một nơi có phong cảnh hữu tình vào bậc nhất Trung Quốc mà nơi đây còn có nền ẩm thực đặc sắc. Ẩm thực Giang Tô được hình thành nhờ các món ăn của Dương Châu, Tô Châu và Nam Kinh. Phương thức chế biến đặc trưng ở vùng này là hầm, ninh, tần. Nhờ nghệ thuật nấu nước độc đáo, các món canh của Giang Tô luôn đảm bảo nguyên chất, nguyên vị. Hương vị đặc trưng luôn chiếm trọn tình cảm của du khách.

Các món ăn Giang Tô được trang trí rất cầu kỳ và đẹp mắt như một tác phẩm nghệ thuật. Đặc sắc của món ăn Giang Tô là “Chú trọng Kỹ thuật dùng dao, món ăn tinh tế, khẩu vị thanh đạm”. Người Giang Tô không thích dùng xì dầu trong các món ăn nhưng lại thích cho đường, giấm tạo nên vị “chua, ngọt”. Ngoài ra, cách trình bày cũng được chú trọng vô cùng. Sự cầu kỳ, bắt mắt trong cách trang trí hấp dẫn mọi du khách.

Bên cạnh các món ăn nổi tiếng Châu âu nhà hàng 5 sao: đùi heo muối tây ban nha, hay pate gan ngỗng… Các món ăn nổi tiếng ở Giang Tô có thể kể đến như: Thịt cua hấp, Cơm chiên Dương Châu, Vịt muối Nam Kinh, Đậu phụ Bình Kiều,.. cũng không hề kém cạnh về hương vị.

8 trường phái ẩm thực Trung Quốc trên đây chính là 8 mảnh ghép lớn trong bức tranh ẩm thực Trung Hoa. Mỗi mảnh ghép lại có một sắc thái riêng biệt. Cũng chính bởi vậy, không chỉ người dân Trung Quốc mà ngay cả những thực khách nước ngoài khi du lịch Trung Quốc luôn dành thời gian để được trải nghiệm những đặc sản vùng miền.