Theo song khoe tìm hiểu, sốt xuất huyết (SXH) hai ngày đầu bệnh nhân thường chỉ biểu hiện sốt cao 39 – 40 độ, ngoài ra không có thêm triệu chứng gì khác. Lúc này, nếu dùng thuốc aspirin hay thuốc có hoạt chất ibuprofen để hạ sốt sẽ rất nguy hiểm, do chưa thể loại trừ hoàn toàn SXH hay sốt thông thường.

Ngày 13/7, tại hội thảo báo chí về tăng cường công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh mùa hè, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, trong 6 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận hơn 45.000 ca mắc sốt xuất, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, tử vong 14 trường hợp.


Trong khi đó, SXH giai đoạn đầu chỉ có biểu hiện duy nhất là sốt cao nên rất dễ nhầm với cảm cúm, các trường hợp sốt vi rút khác. Không phải cơ sở y tế nào cũng chẩn đoán đúng ngay SXH từ ban đầu mà thường phải theo dõi cơn sốt mới có thể chẩn đoán.

Với SXH, khi dùng paracetamol hạ nhiệt nhưng chỉ được thời gian ngắn, sau đó tiếp tục sốt cao. Người bệnh thường sốt cao liên tục từ 2 đến 7 ngày. Từ ngày thứ hai trở đi bệnh nhân đã có biểu hiện xuất huyết dù là tối thiểu. Các ngày sau, triệu chứng rõ ràng hơn. Một số người có thể chảy máu chân răng, chảy máu cam, hoặc chấm xuất huyết dưới da. Phụ nữ xuất hiện hành kinh sớm hơn chu kỳ bình thường, kỳ kinh kéo dài hơn bình thường.

Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng biểu hiện như thế, có người chỉ sốt, nhưng sau vài ngày đã dẫn đến sốc, trụy mạch, chảy máu nội tạng…

“Hà Nội, TP Hồ Chí Minh bắt đầu bước vào cao điểm của mùa SXH, vì thế trong thời điểm này, khi bỗng nhiên sốt cao đột ngột 39-40 độ, nhất là ở trong vùng có người bị SXH, người bệnh cần nghĩ đến nguy cơ này để tự theo dõi và đến bệnh viện khám để được theo dõi điều trị”, TS Phu khuyến cáo.

TS Phu cũng khuyến cáo trong thời điểm dịch SXH như hiện nay, BS lâm sàng phải có nhạy cảm về dịch tễ để phát hiện, theo dõi SXH sớm.